Hạt cafe

Được chon lọc từ những hạt cafe ngon nhất, để tạo ra ly cafe tuyệt vời, thõa mãn cả năm giác quan của con người.

Tuyệt phẩm thiên nhiên ban tặng

Thưởng thức những tách cafe cũng giống như ta hòa mình vào thiên nhiên, hưởng thụ cái thú vui mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Mùi vị đặc trưng

Mỗi loại cafe mang 1 mùi vị riêng biệt, mang lại những cảm giác say đắm trong từng ly cafe đen hay những ly campuccino,...

Hương thơm đặc trưng

Chưa cần phải chạm môi vào những giọt cafe, chỉ cần vô tình mùi hương của hạt cafe đi qua ta cũng có thể cảm thấy được vị riêng biệt của nó.

Vẻ đẹp mê hồn của cafe

Với một vẻ đẹp thu hút từ cái nhìn đầu tiên, Cafe mang lai cho ta sự thưởng thức về khiếu thẩm mĩ.

Máy móc hiện đại

Sự kết hợp khéo léo giữa bàn tay của người pha chế và máy móc hiện đại đã làm nên những hương vị mới cho cafe, đồng thời cũng cải thiện được năng xuất.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Rang cà phê tại gia

Với những người mê cà phê đến độ sành điệu thì những mẻ cà phê rang hàng loạt không thể thỏa mãn thú thưởng thức cà phê của họ. Khi đó, rang cà phê tại nhà là một giải pháp cho những ẩm khách khó tính này.

Khoảng một tuần sau khi rang, cà phê bắt đầu mất dần hương thơm. Vì vậy cách tốt nhất là rang và dùng ngay để bảo đảm có được li cà phê tuyệt hảo. Với dân sành điệu, tự rang tại nhà còn có thêm ưu điểm khác là được pha chế hương thơm cà phê theo ý mình hoặc gia giảm nhiệt độ cũng như thời gian rang để cho ra một li cà phê ưng ý nhất theo khẩu vị riêng.

Rag cf tại nhà

Nguyên tắc cơ bản

Trước khi rang, bạn nên biết các quy tắc cơ bản như sau:

- Hạt cà phê nên được rang nóng trong nhiệt độ từ 190 đến 280 độ C.

- Nên đảo tay liên tục để các hạt cà phê được tiếp xúc độ nóng đều đặn, tránh bị tình trạng hạt còn sống, hạt đã chín khét.

- Khi cà phê đã được rang đến độ cần thiết, phải làm nguội cà phê ngay để tránh hơi nóng còn lại trong chính hạt cà phê làm cà phê bị rang quá đà.

- Khi rang cà phê sẽ có nhiều khói bạn nên chọn nơi thông thoáng hay có hệ thống máy hút khói tốt. Nếu không thì bạn mở cửa sổ hay dùng quạt máy để gần bên.

- Cà phê khi rang sẽ bị bong lớp vỏ lụa bên ngoài hạt. Khi rang xong, nên ra ngoài gió hoặc đứng trước quạt và sàng nhẹ rổ cà phê cho bay bớt vỏ lụa. Tuy nhiên, thật ra lớp vỏ lụa này cũng không có mùi vị gì, nếu vẫn còn dính chung cà phê sau khi rang và xay, hương vị li cà phê cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Khi rang chín, cà phê sẽ chuyển từ mùi vị cỏ ẩm sang mùi thơm đặc trưng của cà phê. Cà phê sẽ cho ra mùi thơm nhất trong khoảng thời gian 24 tiếng sau khi rang và để nguội. Vì vậy, khi mới rang xong, bạn không nên xay và dùng ngay mà nên để cà phê “nghỉ ngơi” đến ngày hôm sau.

Mặc dù rang cà phê khá đơn giản nhưng bạn vẫn nên thực tập vài lần để rút ra kinh nghiệm cho riêng mình, làm sao có được mẻ rang hoàn chỉnh nhất theo khẩu vị riêng, vì bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc nhận biết màu sắc và mùi hương cà phê thế nào sẽ là vừa vặn nhất.

Có những cách dùng dụng cụ đơn giản, rẻ tiền nhưng sẽ tốn nhiều công sức và thời gian thị giám liên tục, còn vài cách khác dùng máy rang tân tiến sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.

Rag cf tại nhà

Rang cà phê trực tiếp trên bếp than hay gas

Đây là cách có từ lâu đời nhất vì ngày xưa người ta chỉ dùng chảo gang hay sắt để rang cà phê trực tiếp trên lửa. Nên dùng một cái chảo không bị nhiễm các mùi khác như cà ri, cá, bò... để tránh ảnh hưởng đến mùi vị của cà phê khi rang xong. Cách rang này khá lâu và hương vị cà phê cũng bị bay đi ít nhiều nhưng đơn giản và rẻ tiền. Bạn nên có thêm một cái nhiệt kế để có thể đo được nhiệt độ khi rang.

Nếu bạn dùng bếp than hay củi, bạn nên chờ khi không còn ngọn lửa bùng to mà chỉ còn bếp than nóng sực để có thể có được nhiệt độ đều hơn và cà phê được rang chín chứ không bị khét bên ngoài mà còn sống bên trong. Ngày nay nhiều gia đình sử dụng lò điện hay gas, nên chỉnh lửa để có độ nóng thích hợp. Bạn cũng có thể dùng một nồi kín (loại dùng để rang bắp rang là tốt nhất vì tay cầm bên ngoài và bộ phận xoay tròn bên trong nồi sẽ giúp cho việc rang cà phê dễ dàng và đều tay hơn).

Bắt đầu làm nóng chảo trên lò ở nhiệt độ nóng trên trung bình và đến khi bắt đầu 240 độ C thì cho cà phê vào và bắt đầu đảo liên tục, hay ít ra cũng đảo mỗi 30 giây. Sau 4-7 phút, bạn sẽ nghe tiếng nổ nhỏ, cà phê bắt đầu bốc khói nhẹ, bạn nên mở máy hút khói hoặc mở cửa sổ cho thoáng. Sau đó, bạn nên đảo tay thường xuyên hơn cho đến khi cà phê ngả sang màu như ý bạn thì nhanh chóng lấy ra và đổ vào cái rổ sắt, sàng sẩy các vỏ lụa cho rơi ra hết, đồng thời xóc, rảo, tạo nhiều không khí cho hạt cà phê mau nguội.

Rang bằng lò nướng

Cách rang này đơn giản, ít tốn công nhất, nhiệt độ lại cố định, không nhiều khói bay mùi trong nhà như rang lò, nhưng hạt cà phê sẽ không được rang đều vì ta không đảo hạt nên không khí nóng không được chuyển đến từng hạt được.

Bạn nên chuẩn bị thêm một cái mâm phẳng có các lỗ nhỏ khoảng 0,5cm (lỗ to quá thì các hạt cà phê sẽ rơi ra) và cách nhau khoảng 1.5cm để thông khí. Vặn lò nóng lên đến nhiệt độ 260 hay 280 độ C, rải hạt cà phê tươi vào mâm (tránh hạt này nằm chồng lên hạt khác để cà phê được chín đều) rồi dùng giấy nhôm bạc đậy lại và cho vào lò nướng. Sau 10 phút bắt đầu kiểm tra màu hạt cà phê, lắng nghe tiếng hạt nổ... đến 5-7 phút sau thì có thể lấy ra (tùy theo bạn muốn rang theo kiểu thường hay double roast có vị đắng). Bạn nên ghi nhận lại hương vị, màu sắc.. của từng mẻ cà phê để biết thế nào là thích hợp nhất cho mình bởi thời gian rang bao lâu tùy thuộc vào từng lò nướng của mỗi gia đình. Khi hạt cà phê rang xong, nên mang ra và làm nguội ngay.

Cách rang cà phê bằng máy thổi không khí nóng

Cách này được sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển. Tại Việt Nam, nếu tự sắm máy rang cà phê tại nhà thì khá đắt, tuy nhiên rất tiện dụng và sạch sẽ. Tại nhiều nơi bán cà phê cao cấp sẽ có máy rang công nghiệp cho người mua sử dụng. Máy sẽ thổi một luồng khí nóng mạnh vào các hạt cà phê giống như máy rang bỏng ngô, hạt cà phê sẽ chín nhanh, đều và cho ra mùi thơm hoàn hảo. Máy này giá khoảng từ 100 đô la Mĩ trở lên tùy kích thước và nhãn hiệu.

Bạn nên thử rang từ mẻ cà phê nhỏ trước để thực tập để biết được nhiệt độ, thời gian, màu sắc... của loại cà phê bạn thích trước khi bắt đầu rang nhiều.

Tạp chí Món Ngon Việt Nam

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Bảo Quản Và Pha Cà Phê Đúng Cách

Bảo Quản Và Pha Cà Phê Đúng CáchBạn đã biết bảo quản và pha cà phê đúng cách? iCook xin mách với bạn một vài mẹo nhỏ để có ly cà phê ngon.

Sử dụng cà phê

Có rất nhiều loại cà phê đóng gói sẵn bán trên thị trường, cà phê ngon nhất vẫn là loại vừa rang và xay khoảng từ một tới hai ngày. Sau một tuần trở đi, chất lượng cũng như hương thơm của cà phê sẽ giảm dần, ngay cả khi bạn cất giữ cẩn thận.

Bạn đã biết bảo quản và pha cà phê đúng cách? iCook xin mách với bạn một vài mẹo nhỏ để có ly cà phê ngon.

Bảo quản và pha cà phê đúng cách 1

Trong quá trình rang, xay, nhà sản xuất phải thêm vào cà phê một lượng dầu nhất định nhằm tăng thêm phần đậm đà. Lượng dầu này khi để lâu sẽ tạo thành mùi khó chịu, làm giảm hương thơm cũng như mùi vị đặc trưng của cà phê.

Bảo quản

Không nên bảo quản cà phê trong tủ lạnh. Trong tủ lạnh, cà phê sẽ hấp thụ mùi vị từ các sản phẩm khác, mất đi hương thơm riêng.

Bảo quản và pha cà phê đúng cách 2

Hãy cất giữ cà phê trong hộp có nắp đậy thật kín, để nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Cách pha

Khi pha cà phê hãy tuân thủ theo quy tắc 1:3 nghĩa là cà phê một thì nước ba. Trung bình cứ một muỗng cà phê thì tương đương với ba muỗng nước.

Bảo quản và pha cà phê đúng cách 3

Hãy cho cà phê vào phin, châm một chút nước sôi, đợi một phút cho cà phê ngấm nước và nở đều, sau đó mới cho tiếp phần nước còn lại. Làm như thế cà phê sẽ đặc và thơm ngon hơn.

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Bệnh Thường Gặp ở Chim Cảnh

1.Mùa xuân là mùa chim cảnh dễ bị nhiễm bệnh



Có nhiều loại chim do “nóng trong” nên phát bệnh. Nếu như gặp trường hợp này, ta có thể hái mầm liễu ( ngọn liễu non) cho các loại chim ăn ngũ cốc và ăn tạp ăn, bắt nhện cho chim sâu ăn để “hạ hỏa” cho chim; cũng có thể giảm bớt khẩu phần ăn có mỡ và nhiều chất béo, đồng thời mỗi tuần cho chim uống một lần berberin (lấy ¼ viên berberin tức khoảnh 1g hòa với nước) cũng có thể làm cho chim đỡ nóng hơn. Ngoài ra vào mùa hè, ngoài việc chăm sóc, vệ sinh chuồng, thức ăn, Nước uống và chống muỗi cắn cho chim, chúng ta nên thường xuyên cho các loại chim, chẳng hạn như chim ăn ngũ cốc ăn Rau Răng ngựa (hay còn gọi là cỏ sống đời), kê tươi, và Ngô tươi; cho chim ăn sâu, ăn nhện, dế, ve v.v…Với cách này ta cũng có thể tăng cường sức đề kháng cho chim



2.Cách chữa viêm tuyến nhờn ở chim

Phần đuôi chim có một tuyến nhờn – đó là nơi tiết ra chất dịch giúp chim làm mượt lông vũ. Tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, Cảm lạnh v.v…đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Những con chim bị mắc bệnh này thường tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy, mưng mủ. Khi phát hiện ra chim có bệnh, ta có thể chữa bằng cách sau:

- Dùng cồn iôt khử trùng tuyến nhờn.

- Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn, dùng tay bóp cho mủ ra hết (bóp khi nào nhìn thấy Máu tươi là được)

- Bôi cồn iôt một lần nữa vào chỗ đau của chim.

Sau khi làm các động tác trên, ta nên cho chim vào nơi yên tĩnh, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn thức ăn có chất bổ, sau một thời gian, chim sẽ khỏi bênh.




3.Chữa các bệnh về Chân cho chim

Chim nuôi trong lồng, chân thường dễ bị vật nhọn cứa vào hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương. Để ngăn chặn và phòng chống những bệnh này cho chim, ta nên thường xuyên khử trùng chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn. Nếu chăng may chim bị mắc bệnh, chúng ta phải dùng dao nhọn lấy mủ ra tiêp đó dùng nước Muối sinh lý (hay còn gọi là muối đẳng trương) hoặc dung dịch Thuốc tím 0,1%(pêmăngnát kali) rủa sạch vết thương, sau cùng bôi cồn iốt và thuốc chống nhiễm trùng lên là được.



4.Diệt ký sinh trùng làm hại chim

Ký sinh trùng làm hại chim thường rất nhỏ, chúng bám vào lông và Da chim, ăn dần lông, da, thậm chí hút cả Máu chim. Để phòng ngừa ký sinh trùng cho chim, việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo, đồng thời phát hiện sớm nếu chim bị ký sinh trùng xâm hại hoặc có rận. Khi làm vệ sinh lồng chim ta có thể nhúng lồng chim qua nước sôi già. Đối với nhũng chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa (dầu tây) rắc vào lông chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim (phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào phía trong). Làm như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim.



5.Phòng chứng Béo phì ở chim

Chim nhốt trong lồng thời gian dài, ít vận động, lại ăn nhiều thức ăn có mỡ, nhiều chất Đạm nên rất dễ dẫn đến chứng béo phì. Mắc chứng béo phì, chim trở nên chậm chạp, không hay nhảy nhót, ca múa, hô hấp khó khăn,có con trong khi nhảy nhót, đột ngột chết do lâu ngày không vận động. Để tránh tình trạng trên, ta nên cho chim ăn một cách khoa học. Đồng thời thường xuyên giúp chim Vận động và cố kéo dài thời gian hoạt động cho chim




6.Chữa bệnh dạ dày cho chim

Chim ăn phải thức ăn để lâu ngày, hay uống phải nước bẩn đều dẫn đến bị viêm dạ dày.Khi bị bệnh, lông chim tả tơi, thân hình gầy gò, thường tỏ ra ủ rũ, phân dính đặc, có màu vàng trắng ,mùi hôi. Nếu không chữa trị kịp thời chim sẽ die. Bởi vậy để phòng cho chim khỏi bị bệnh viêm dạ dày, chúng ta phải thường xuyên chú ý giữ đồ ăn, thức uống của chịm sạch sẽ. Với nhũng con chim bị bệnh,cần nhốt chúng vào những nơi ấm áp, ít gió, mỗi ngày cho uống 0,2 đến 1mg thuốc kiết lị hòa với nước đường. Cho chim uống liền trong 3 ngày. Ngoài ra người ta còn cho vào trong thức ăn của chim một lượng bột than gỗ để bột than gỗ hút bớt chất độc trong dạ dày chim.




7.Chữa cảm và viêm Phổi cho chim


Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi Tắm xong gặp phải gió mạnh, chim nuôi trong chuồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi, Thở khò khè, ăn yếu dần, nước Mũi chảy ra, có lúc toàn thân run lẩy bẩy. Số lượng chết do bị cảm và viêm phổi ở chim thường rất cao. Ta có thể chữa cho chim theo cách sau :

Kịp thời đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng.

Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng.

Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim.

Hòa nước Đường (đường trắng) cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2 – 3g thuốc Têtraxilin.


(sưu tầm)











Kỹ thuật chọn và nuôi chim khuyên


Mỏ phải mỏng cả trên và dưới nếu được, còn ko thì mỏ duới mỏng cũng ổn rồi.. Mỏ mỏng thì mỏ nhẹ, mỏ nhẹ thì sẽ dễ mở miệng ra hót. Tiếp đến Mỏ phải đóng sâu vào mặt, càng sâu càng tốt. Đóng sâu thì độ mở mỏ con chim càng rộng, tiếng tốt, hơi lấy nhiều hơn, đặc biệt là khi đi thi dễ nhìn mỏ hơn. Nếu nhìn thẳng mặt con chim thì mỏ phải có độ mở, độ rộng hay còn là hàm rộng._Hầu phải nở. có nghĩa là nếu nhìn nghiêng thì độ vát từ mỏ xuống ít, ko vát nhiều. Hầu nở trước hết là khi nhìn nó líu hoặc chuyện thì sướng, thứ đến là con chim có hơi tốt, hầu thắt thường hay bỏ đòn, khôg đủ hơi._Mắt chọn con chim mắt treo cao lên trán, có độ lồi, nếu đựoc họa kép thì càng tốt, ko đựoc thì cũng ko quan trọng._Trán phải rộng, thường thì trán tròn hay bẹt tôi ít quan tâm vì nó đi lièn theo hàm rồi._Cổ không nên chọn cổ dài (dễ ngoái lộn), cổ vừa, ngắn tý cũng đựoc nhưng to_Ngực con chim phải có bộ ngực đầy đặn, nở nang, sáng mầu_Lưng nhìn nghiêng con chim có độ cong trên lưng chút là tuyệt, chứ đừng vớ những em lưng phẳng, thứ 1 là phong thái về sau sẽ kém thứ đến là chim hèn. Chim lưng gù đuôi cụp là bộ chim quý, những con đấy hay cả trăm con. Dân gian còn có câu LƯNG QUY._Hậu nở, bản đuôi to dầy. Những con thế lực tốt, sâu, líu ko biết mệt mỏi.Đấy là một vài điều về chọn chim mộc mình muốn chia sẻ, tuy nhiên có nhiều con chim chẳng thuộc bộ dạng nào nhưng líu thì khỏi nói, hoặc có nhược điẻm này điểm kia nhưng lại mau và chịu đấu. Những trừong hợp đó thì đúng là khó nói thật. Nhưng dù sao ta cũng sẽ tìm đựoc điểm hay về bộ dạng của con chim đó để tích thêm vào kho tàng bộ dáng của mình._Nhưng quan trọng hơn cả là chim bản lĩnh + MỎ, ĐẦU, MẮT.Chúc anh em chọn đựoc những con chim hay.

Cách chăm sóc chim cu gáy



Chào các bác. Hôm nay em xin mạn phép chia sẻ với các bác về cách chăm sóc chim cu gáy. Đây là nhưng kinh nghiệm của em sau 10 năm nuôi chim gáy.

Đối với chim gáy non. Loại này nuôi dễ nhất là từ khi bắt đầu sổ "tăm bông" trỏ lên tức là hi bắt đầu sổ lông nâu ở các đầu lông ống. Nuôi lúc non quá không tốt lắm tất nhiên là vẫn nuôi được, nhưng khó nuôi và không bụ chim bằng mẹ nó nuôi đến lúc sổ tăm bông hay già hơn. Khi đã sở hữu được một chú chim như vậy, các bác nên để chúng tong một chiếc hộp đủ khoang trống cho nó quay người là được, dưới lót ít vải mềm. Cách cho ăn có hai cách.

C1: xa sưa không vệ sinh lắm nhưng không hại chim.

Các bác nhai ít gạo + ít đỗ, lạc. Gạo phần nhiều lạc và đõ hay ngô chỉ phụ gia thêm vào thôi. Sau khi nhai kỹ các bác chịu khó để mỏ chú chim của mình vào miệng mình "môi khiếp nhẹ". Theo bản năng nó sẽ dũi vào miệng ta để ăn hết thức ăn như mẹ chúng mớm. Cách này không phải cho uống nước thêm.

C2: nuôi bằng cám công nghiệp sạch sẽ dẽ áp dụng.

Các bác hòa cám ra làm sao cho cám đủ dẻo để nặn được không khô cũng không nhã quá. Khô thì khó vo viên chim khó ăn, nhã quá khôing vo viên được & bẩn. Các bác vo thành từng viên dài khoảng 2-->2,5 (cm) đường kính to bằng cái đầu đũa (đầu bé nha) mỗi lần cho ăn các bác nặn khoảng 8-->9 viên như vậy. Cho ăn lần nào đứt đoạn lần ấy không cho chim ăn cám đã hòa lâu. Sau khi vo viên song các bác chuẩn bị một ít nước để cho chim uống thêm. Các bác dùng 1 tay hẽ bành iệng chim ra, tay còn lại lấy viên cám khẽ dúng vào nước rồi mới đút cho chim ăn. khoảng 4-->5 viên cho uống một ít nước. sau khi chim đủ lớn các bác tập cho chim tự mổ lấy thức ăn. Hai cách trên các bác chỉ cho ăn 3-->4 bữa một ngày thế là đủ không cần ăn nhiều.

Khi chim đã biết mổ thức ăn các bác trộn cám với thóc cho chim ăn, bên cạnh đó cũng phải cho ăn thêm vừng, ngô non, kê, lạc, đỗ xanh. không nên cho ăn các loại này nhiều chim dễ bị đi ngoài. Cũng nên có một cóng nhỏ đựng cát vàng hoặc sỏi nhỏ để chim ăn thêm giúp đỡ cho quá trình nghiền thức ăn dễ tiêu hóa, nước luôn sạch, không để phân và thức ăn rơi và nước, chim uống phải sẽ bị đi ngoài. Khi chim đã thay lứa lông sữa song các bác ngừng không cho ăn cám nữa lúc này chỉ cho ăn thóc là chính và các loại hạt khác như đã kể ở trên.

Với chim già hay đã thuần không xét tới chim bổi mới vào lồng. Việc chăm sóc như chim non sau khi đã thay một lứa lông.

Nói chung khi nuôi các bác phải chú ý đến việc vệ sinh chuồng trại cho chim, ngày nào cũng phải vệ sinh lồng cóng ăn & cóng nước nhất là cóng đựng nước. Lâu lâu cũng phải hạ thổ chim. Sáng đến sau khi vệ sinh song các bác cho chim ra sửa nắng sớm khỏang 45' là đủ. Thỉnh thoảng cũng nên cho chim tắm mưa tất nhiên là chỉ chốc lát thôi.

Lồng nuôi chỉ nên nuôi loại quả đào vừ đủ cho chim xoay người, bêmn trên phủ áo lồng chiếm khoảng 1/3 chiều dài lồng từ trên trở xuống.

Lưu ý với chim non đang nằm ổ chứa đi được, khi muốn bắt chim ra các bác cần nhẹ nhàng nhấc chim lên từ từ đợi chim tụ bỏ chân ra mới được bắt ra. không được nhấc chim ra khi chim chưa bỏ chân ra khỏi ổ, nếu làm như vậy chim dễ bị liệt.

Trên đây là một số kinh nghiệm của em về chim gáy. Có gì không phải mong các bác bỏ qua. Rất mong nhân được ý kiến đóng góp của các bác.

Qua lá: phán đoán cây thiếu dinh dưỡng


Mỗi một chất dinh dưỡng đều có những chức năng sinh lý riêng, khi thiếu chất dinh dưỡng nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hoa và biểu hiện những triệu chứng đặc trưng, trước hết là thể hiện trên trên lá.

Do vậy, quan sát sự biến đổi bên ngoài của. lá là có thể phán đoán được cây cảnh thiếu chất dinh : nếu triệu chứng thể hiện ở lá già, nói lên các nguyên tố thiếu trong cây có thể di động, như N, P, K, Mg, Zn... Nếu triệu chứng thể hiện ở mô phân sinh nói lên các nguyên tố đó không thể di động, sẽ không tận dụng lại được, như các chất Ca, Fe, B. Khi thiếu N, cả cây thể hiện màu xanh lục sẫm, cuống lá tím, phát triển chậm, lá già không có đốm nhưng gân lá có màu vàng, lá dễ rụng.

Thiếu K hoặc thiếu Zn các lá già thường biến vàng, đỏ, tím lá khô rủ xuống, mép lá vàng dần vào trong, nhưng gân lá vẫn giữ màu xanh, mép lá uốn cong dưới lên hoặc trên xuống, lá bị khô héo đần. Thiếu B hoặc Ca thường biểu hiện ở lá non, rất đễ dẫn đến khô héo ngọn, nhưng khi thiếu S, Fe, Mn, Mo, Cu thì chồi ngọn không bị khô.

Khi thiếu Fe lá non dễ thể hiện màu trắng vàng, gân lá vẫn còn xanh, nói chung không bị khô héo, nhưng thời gian kéo dài, mép lá sẽ khô héo dần. Triệu chứng thường thấy do thiếu dinh dưỡng ở một số loài cây cảnh được thể hiện ở Biểu 3. Nguyên nhân gây ra thiếu dinh dưỡng có rất nhiều, chủ yếu là về số lựơng các nguyên tố dinh dưỡng trong đất không thoả mãn nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây hoa thành phần phân bón không cân bằng đất quá chua hay quá kiềm cũng làm cho các nguyên tố dinh dưỡng trong đất mất hiệu lực, tính chất vật lý đất không tốt không thể phát huy được tiềm lực phân trong đất, sự biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu một số chất dinh dưỡng.

Biểu 3. Triệu chứng thiếu một số nguyên tô chủ yếu

Nguyên tố Triệu chướng thường gập

N Lá nhạt, còi, thân bé và nứt, lá nhỏ, nặng làm cho lá vang khô, ít bị rụng

P Lá xanh sẩm, mọc chậm, gân lá vàng, có màu tím, cuống lá tím dể rụng

K Lá phía dưới có đốm, đầu lá và mét lá khô vàng, biến nâu và xoăn, lá phía dưới rụng.

Mg Lá phía dưới vàng, xuất hiện đốm khô, gân lá không vàng, mép lá cuống ngược, giữa gân lá vàng khô

Fe Lá mới rụng vàng, nhưng gân lá xanh, đầu lá khô và lan rộng, chỉ có gân lá màu xanh.

Mn Lá mới bị vàng, chỉ có gân màu xanh, hình thành mạng lưới nhỏ, đôm bệnh ở khắp mặt lá, hoa nhỏ.

S Lá mới xanh nhạt, nhạt vùng giáp giới gân lá và thịt lá, có lúc có đốm, nhưng lá không khô.

Ca Đâu lá bị khô thối thành dạng móc câu, chồi thường bị chết, bộ rể bị chết.

B Đầu ngọn chết khô, gốc lá non bị thối, thân và cuống lá rất ròn, bộ rể bị chết, nhất là đầu rể


Nghề trồng hoa gia đình muốn không gặp sự thiếu dinh dưỡng có thể áp dụng mấy biện pháp sau:

+ Một là phải theo tập tính sinh trưởng của các loại hoa kịp thời đảo chậu và bón lót phân.

+ Hai là trong thời kỳ sinh trưởng phát triển để bù lại thành phần dinh dưỡng trong đất có thể tưới bón thúc phân, nói chung là cứ 10 ngày bón một lần. có những loại cây có thể bón ngoài rể như cây quan sát quả phun 0,05 – 0,1%KH2PO4 có thể phòng trừ được rụng quả làm quả mập có màu tươi đẹp.

+ Ba là những cây hoa ưa đất chua có thể mỗi tháng bón 1 lần nước phèn (khi pha nước phân thêm 1% FeSO4 sau khi hoại là thành nước phèn) để thay thế phân nước. Nếu thiếu Fe nghiêm trọng cứ mây ngày tưới nước phèn 1 lần. Cây hoa đỗ quyên, hoa trà, ưa chua trong kỳ sinh trưởng phát triển phun O,2 - 0,5% dung dịch FeSO4 có thể làm cho lá xanh sáng hơn.

+ Bốn là có thể dùng loại phân bón hoa tổng hợp

+ Năm là không nên dùng nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Nồng độ sử dụng cần phải được xem xét đến cây khỏe, yếu, già, non cây con trong kỳ nảy chồi, nồng độ phải thấp, kỳ rụng lá hoặc sinh trưởng mạnh nồng độ phải hơi cao, kỳ hoa nở nói chung không nên phun thuốc.

Tạo rễ buông và rải vụ hoa cho lộc vừng

Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc; Lộc vừng đang được giới cây cảnh ưu thích.

Với 2 yếu điểm đã nêu ở bài Lộc vừng: ưu - nhược điểm khi làm cây cảnh , để khắc phục 2 yếu điểm đó, xin phổ biến vài biện pháp khắc phục sau:


1. Tạo rễ buông: rễ tử thân cây buông xuống:


Rễ lộc vừng rất nhạy cảm với môi trường âm và ngập nước. Nếu muốn cho ra rễ ở điểm nào của thân cây, ta có thể bó mùn, giữ ẩm hay ngâm vào nước ngập đúng điểm đó sau 2 - 3 tháng rễ sẽ mọc ra (thường mọc đúng mặt đước trên dưới 10 cm) tùy cây to, nhỏ và điều kiện cụ thể mà chọn biện pháp thích hợp, khi đã có rễ ra ta nâng dần cây lên (hạ dần nước xuống) rễ sẽ theo đó mà buông dài dần theo ý muốn.


2. Rải vụ hoa: Xử lý cho hoa rải rác trông năm

- Đối với lộc vừng ta không cắt tỉa theo từng đợt như các loại khác mà nên cắt tỉa thường xuyên, khi nào thấy cành vượt là cắt, nhằm làm cho các cành dăm không có độ tuổi đồng đều, dẫn đến việc ra hoa cũng không đồng loạt, mà rải ra từ mùa xuân đến mùa thu.

- Nếu cây đã ra nụ đồng loạt rồi, ta cũng điều chỉnh theo 2 cách sau:


a/ Khi nụ hoa mới dài ra khoảng 2 cm ta lấy móng tay (hay mũi dao nhọn) lẩy một số nụ hoa đi (khối lượng tùy ý) só cành dăm bị lẩy nụ này sau tháng rưỡi đến 2 tháng lại ra hoa tiếp.


b/ Thay bằng cách lẩy nụ hoa ta có thể dùng ngón tay uốn cong những cành dăm đã ra nụ (số lượng tùy ý). Những cành này bị tổn thương nụ sẽ teo đi vài tháng lại ra nụ tiếp.


Cần chú ý:


* Khi cây lộc vừng chớm ra nụ nên bón thúc cho cây trong đó tăng cường các loại phân tác dụng với hoa, quả để hoa to, bông dài và đậu quả càng tăng vẻ đẹp của cây.


* Không ép cây ra hoa vào tháng quá rét, hoa sẽ không nở.


Với các biện pháp trên, chúng ta sẽ cho lộc vừng ra hoa gần như quanh năm, đột xuất có cây có hoa và quả ngay trong dịp tết nguyên đán.

(Trích http://yeucaycanh.com)

Ký đá cho cây cảnh đã hoàn thiện

Một cây cảnh nghệ thuật đã hoàn chỉnh nếu được ký đá và thả nước thì giá trị sẽ tăng lên rất nhiều so với trồng trên đất. Mặt khác còn có tác dùng kìm hãm sự phải triển của cây, giảm công tưới nước và mãi mãi không cần sang chậu.

Kinh nghiệm tôi đã chuyển từ cây đang trồng trên đất sang cây trồng ký đá thả nước như sau:

  • Nhấc (bứng) cây đang trồng ở chậu đất ra, tranh đứt, dập rễ (nếu đất khô nên tưới chút nước). Sau đó bạn đưa bệ cây lên một tấm bê tông đổ mỏng hoặc dày tùy theo bầu đất của cây to hay nhỏ. Làm sao khi đặt bầu câu cả đá và bê tông không bị gãy. Bầu đất dày quá thì bỏ bớt phần đáy đi. Tiếp đó bạn dùng một que tre lựa khoét những chỗ đất rỗng không có rễ cây rồi chọn những viên đá sao cho vừa chỗ rỗng đó đưa vào bầu cây sao cho hợp lý, nhìn bề ngoài như cây đã bám đá từ lâu năm rồi. Còn xung quanh của bệ cây, bạn chọn những viên đá có hình thù đẹp, xếp kín sau khi xếp xong không nhìn thấy tấm bê tông nữa.
  • Các bạn dùng xi mang gắn tất cả nhwung viên đá quah bệ thành một khối trông như một viên đá liền.
  • Khi xi măng đông kiết, bạn pha màu làm sao cho giống màu đá, dùng chổi lông quét vào những vết xi mang gắn giữa các viên đã cho dồng màu rồi để hai ngày cho xi mang rắn lại.
  • Khênh cả tấm bê tông đó đặt vào bể nước, đặt làm sao khi đổ đầy bể mà nước chỉ chớm đến mặt trên của tấm bê tông (tránh ngập nhiều) để cây không bị úng nước, vì cây đang ở cạn, ngâm nước ngay dễ bị thối rễ. Sau 3 đến 5 tháng rễ cây bám vào đá qua cá khe xuống nước lúc đó bạn ngâm thoải mái cây không bị thối rễ nữa.
Chơi kiểu này các bạn muốn di chuyển cây từ chỗ này sang chỗ khác hoặc thay bể chỉ cần nhác cả tấm bê tông, đơn giản và gọn nhẹ.
Chúc bạn thành công!

Thế tam đa


Thế tam đa còn gọi tam tài, tam giáo hay là thiên, địa, nhân nữa. thế này là cây cổ thụ, gốc thân to, nhưng chỉ uốn có ba tán tròn chung quanh thân cây, tàn thứ nhất là một mâm tròn, hớt tỉa lúp búp, nhưng nhỏ hơn, mỏng hơn. Tàn thứ ba là tàn ngọn, cách xa hơn tàn thứ hai xũng hớt tỉa tròn nhưng nhưng nhỏ hơn hai tàn trứơc. Tàn ngọn này cũng tỉa lúp búp chứ không vươn cao, nên xem cây kiểng này có dáng lùn mập, nhưng vì là cây cổ thụ nên cũng rất cân đối, rất đẹp. thế tam đa tuợng trưng cho ba ông Phước, Lộc,Thọ; ba tàn đều tròn đều đẹp, tượng trưng cho sự vĩnh cửu, sung túc, hạnh phúc, giàu sang và sống lâu, theo tích ba ông Phước, Lộc, Thọ cũng rất hay.

Đôi điều về cây dáng Nhân Văn

Phàm chậu cảnh trồng khiến người có cảm giác thanh thoát và nho nhã đều có thể coi là cây Văn nhân.


Rất nhiều người ngộ nhận rằng cây Văn nhân là loại hình cây thế. Thực ra không phải như vậy, mà là vào thời Minh Trị ở Nhật bản, giới văn nhân rất đỗi yêu thích một loại cây mảnh khảnh mà họ đặt tên là như thế.

Đây là kiểu gọi mang tính cảm hứng khi nhìn tư thế của cây trồng chậu mà thôi. Cách cảm thụ không bị ảnh hưởng ở hình thức, không quá chứ trọng bởi dáng cây.
Cây cảnh này có hình thế thanh thoát mà nho nhã, thân cây mảnh khảnh ít cành, người xem cảm thấy được vẻ thanh thoát, thấy được vẻ gân guốc, lại vừa có vẻ từng trải tháng năm.
Ưu điểm của cây Văn Nhân ở chỗ, thân cây khúc khuỷu, tán cành không bị câu thúc, có một vẻ tự do không gò bó của hình dáng. Hầu hết cây đều mảnh khảnh một cách hài hòa khiến con người ta, ai ai nhìn vào đều thấy rõ vẻ trầm tĩnh toát ra nhờ vào thân cây mảnh, lá cây mềm mại hài hòa. Nếu để cành tán nhiều lên sẽ làm cho hiệu quả trái ngược. Cần biết chọn cây giống mềm mại, dáng cây phù hợp, càng ít cành càng tốt.
Thân cây để hơi cao, cho ra vẻ điềm tĩnh vừng vàng, đồng thừi chú ý tạo cho rễ trồi lên mặt đát ở một mức độ vừa phải

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Đặc điểm hương vị của các loại Cafe

Cafe Moka đặc biệt : Moka là một giống cafe được người Pháp di thực từ những năm 30 của thế kỉ trước. Trồng ở độ cao 1700m, hương vị rất đặc biệt, sang trọng ngây ngất cho người sành điệu (gout châu âu cổ điển).
Đặc điểm hương vị của các loại Cafe

- phương pháp chế biến : thủ công.
- màu nước : nâu cánh gián.
- cách pha chế : pha máy, pha phin, túi lọc...
* Cafe Moka Côlômbia : Hương thơm đặc trưng cho moka côlômbia kết hợp với mùi vị béo của bản thân bơ trong hạt cafe được giữ lại do phương pháp rang đặc biệt.
- phương pháp chế biến : thủ công.
- màu nước : nâu lợt, bọt cafe được lọc và nổi lên trên rất hấp dẫn.
- cách pha chế : pha máy là tốt nhất, có thể pha phin uống với sữa tươi...
* Cafe Mo-Rhum : Sự kết hợp giữa hương vị của moka với thoáng nhẹ mùi của rượu rhum Pháp, uống nhiều có cảm giác say nồng rất dễ chịu.
- phương pháp chế biến : thủ công, dây chuyền bán tự động.
- màu nước : nâu.
- cách pha chế : pha máy, pha phin ,túi lọc...
* Cafe Mo-Nes : Vẫn là sự kết hợp tuyệt vời của moka Đà Lạt với mùi nhẹ của hoa hồi Trung Hoa mà châu Âu gọi là mùi Nes, nó kích thích người ta dùng rồi lại muốn dùng thêm ly thứ 2,3 mới đã .
- phương pháp chế biến : thủ công, dây chuyền bán tự động.
- màu nước : nâu.
- cách pha chế : pha máy, pha phin ...
* Cafe Mo-Cappu : Hương thơm có mùi thoáng nhẹ bơ cafe. Vị đậm với hàm lượng chất kích thích(cafein) cao.
- phương pháp chế biến : thủ công.
- màu nước : nâu lợt.
- cách pha chế : pha máy, pha phin ...
* Cafe Ro-Rhum : Ngoài hương thơm nồng nàn của cafe, Ro-Rhum còn có vị hậu ở khoang miệng và cổ họng rất thú vị, hương vị cứ lưu luyến mãi mặc dù hớp cafe đã uống xong từ bao giờ.
- phương pháp chế biến : thủ công.
- màu nước : đen sánh vừa.
- cách pha chế : pha phin, túi lọc...
* Cafe Ro-Nes : Có mùi của tử đinh hương thơm lâu vùng vòm họng. Làm cho người thưởng thức nửa muốn nuốt xuống nửa muốn lưu giữ lại khoang miệng để "nghe" thêm một chút xíu nữa, một mùi hương thật khó quên.
- phương pháp chế biến : dây chuyền bán tự động.
- cách pha chế : pha phin và đặc biệt tốt dùng túi lọc...
* Cafe Ro-Cappu : Là sự kết hợp giữa phong cách uống châu Âu và châu Á. Vị đậm nhưng hương lại rất quyến rũ, rất thích hợp cho người uống nhiều lần trong ngày.
- phương pháp chế biến : thủ công.
- màu nước: nâu đen.
- cách pha chế: pha phin...
* Cafe Ðà Lạt : Hương thơm và vị rất ngon, đậm đà thể chất, cafe uống xong vẫn để lại dư âm trong miệng cứ thơm mãi. Đây là loại cafe mà người tiêu dùng Đà Lạt rất ưa chuộng.
- phương pháp chế biến : thủ công.
- màu nước : nâu đậm hơi sánh.
- cách pha chế : pha phin...
* Cafe Siêu Cấp : Trong quá trình chế biến, hãng Bosscafe đã nghiên cứu tạo ra độ keo sánh bằng cách cô đọng chất tan và chất dễ bay hơi trong cafe để tạo cho quý khách một cảm giác tận cùng của cafe. Đắng nhưng hậu ngọt và thực sự sảng khoái.
- phương pháp chế biến : dây chuyền bán tự động.
- màu nước : nâu đen sánh.
- cách pha chế : pha phin...
* Cafe Darkess : Vị rất đậm, uống để tạo ra cảm giác lâng lâng, bồng bềnh cho ta liên tưởng tới những ý tưởng sáng tạo mới, hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ.
- phương pháp chế biến : dây chuyền bán tự động.
- màu nước : đen sánh.
- cách pha chế : pha phin...
Theo yoga.com

Cách pha cà phê & các loại cà phê nổi tiếng



Coffee should be black as Hell, strong as Death, and sweet as Love - Tục ngữ Thổ Nhĩ Kỳ Cà phê phải đen như Địa Ngục, phải đắng như Tử Thần và ngọt ngào như Tình Ái.

Về cơ bản người ta phân biệt 5 hình thức khác nhau:

  • Ở các nước Đức, Thụy Sĩ và Mỹ người ta pha cà phê bằng cách cho nước sôi chảy qua một cái túi lọc chứa bột cà phê. Cách thức này được Melitta Bentz phát minh ra vào năm 1908.
  • Phổ biến nhất ở Ý là cà phê espresso. Loại cà phê này được pha bằng cách cho nước bị ép dưới áp suấp cao chảy qua cà phê xay cực mịn. Cách pha này sẽ tạo ra một lớp kem từ dầu cà phê.
  • Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Balkan pha cà phê theo "kiểu Thổ Nhĩ Kỳ". Theo cách này cà phê xay mịn, đường và nước được cho vào một loại ấm mỏng hình chóp rồi đun lên (xem thêm Mokka).
  • Pha kiểu Pháp: kiểu pha này khá nổi tiếng và cũng rất gần gũi với nhiều người. Họ dùng một loại bình gọi là French press có cấu tạo tương tự như phin cà phê của Việt Nam. Bột cà phê được cho vào trong bình rồi dùng một miếng lọc bằng kim loại ép lên trên (press), sau đó rót nước sôi vào và đậy nắp lại. Nước sôi sẽ qua miếng lọc rồi thấm dần vào bột cà phê. Do tốc độ chảy của nước khi qua miếng lọc rất chậm nên cà phê sẽ rất đặc.
  • Cà phê tan: loại cà phê chỉ cần đổ nước nóng vào, khuấy lên là có thể uống ngay.

Trên cơ sở năm cách pha chế trên mà ngày nay người ta phát minh ra hàng trăm công thức pha cà phê cũng như hàng ngàn món đồ uống có chứa cà phê. Nhiều cách thức đòi hỏi phải có máy pha cà phê chuyên dụng.

Một số loại cà phê phổ biến trên thế giới:

1. Cà phê espresso được pha chế bằng cách dùng nước nóng nén dưới áp suất cao (khoảng 9 đến 10 bar) qua bột cà phê được xay rất nhuyễn. Pha chế bằng phương pháp này cà phê sẽ rất đậm và trên mặt có một lớp bọt màu nâu (crema) đóng phần quan trọng trong việc tạo hương thơm cho cà phê. Cà phê espresso thường được uống bằng tách dầy có hâm nóng trước, dung tích vào khoảng 40 ml và có hoặc không pha đường tùy theo khẩu vị. Cà phê espresso thường được phục vụ kèm theo một ly nước.

Cà phê espresso là loại cà phê thường được uống ở Ý và Tây Ban Nha, là những nơi mà người ta gọi nó đơn giản là cà phê. Cà phê espresso có nguồn gốc ở Ý, nơi xuất hiện cách pha cà phê này vào khoảng năm 1930. Espresso bắt nguồn từ tiếng Ý espressivo, từ diễn tả một thức ăn uống được pha chế đặc biệt dành cho thực khách, bắt nguồn từ lúc đầu tiên khi chỉ có cà phê espresso trong các quán bar.

Nguyên liệu

Nguyên liệu pha cà phê espresso vẫn là các hạt cà phê dùng cho các loại cà phê khác nhưng hạt cà phê thường được rang sẫm màu hơn. Điều này rất cần thiết vì qua cách pha dưới áp suất, axít tự nhiên của hạt cà phê bị hòa tan nhanh hơn các phương pháp pha chế thông thường rất nhiều. Cà phê espresso pha từ hạt cà phê thường vì thế sẽ có vị chua khó chịu. Vì hàm lượng axít giảm đi khi rang hạt cà phê nên người ta chống lại hiện tượng này bằng cách rang lâu hơn. Một yếu điểm khi rang lâu là sẽ làm giảm đi hương thơm của cà phê. Nghệ thuật rang cà phê vì thế chính là ở chỗ tìm được sự cân bằng giữa hàm lượng axít và hương thơm cho mỗi loại hạt cà phê hay từng loại pha trộn các hạt cà phê. Khi rang cà phê sẫm màu như vậy hạt cà phê mất đi hàm lượng caffeine nhưng do có vị đậm đà nên cà phê espresso thường lại được cho là một loại cà phê đậm.

Thường loại cà phê Arabica (Coffea arabica) có chất lượng cao được dùng làm cà phê espresso. Để cà phê espresso có crema nhiều và đặc hơn người ta pha trộn hạt cà phê Arabia với Robusta (Coffea canephora), loại này không có được hương thơm và vị đậm đà như Arabica. Những người trong giới sành điệu vẫn cãi nhau sôi nổi là 100% Arabica hay phương thức pha trộn 60% Arabica và 40% Robusta sẽ mang lại một ly cà phê espresso hoàn hảo.

Kỹ thuật

Có thể dùng ấm pha cà phê espresso để pha loại cà phê này. Thuộc vào trong số các ấm pha cà phê espresso cổ điển là kiểu "Moka Express" do Alfonso Bialetti thiết kế năm 1933, loại vẫn còn được dùng trong nhiều gia đình trên toàn thế giới ở hình dáng nguyên thủy của nó. Vì ở loại ấm này còn xa mới đạt đến áp suất 8 bar (nhiều nhất chỉ có thể là 1,5 bar) nên chính xác mà nói thì đây không phải là cà phê espresso.

Để pha cà phê espresso ngon và có nhiều crema phải cần dùng đến một máy pha cà phê espresso. Trong máy này nước nóng 88°C đến 94°C được ép với áp suất ban đầu vào khoảng 9 bar qua bột cà phê được xay rất nhuyễn. Thời gian chảy qua phải là 25 giây. Nếu lượng nước phù hợp chảy qua nhanh hơn các hương vị không được hòa tan hết, nước chảy qua lớp bột cà phê quá chậm sẽ có quá nhiều chất đắng hòa tan theo.

Định lượng

Viện quốc gia về cà phê espresso của Ý đưa ra các tiêu chuẩn sau đây:

  • Lượng cà phê cần dùng: 7 g ± 0,5 g
  • Nhiệt độ nước lúc chảy ra khỏi máy: 88°C ± 2°C
  • Nhiệt độ cà phê trong tách: 67°C ± 3°C
  • Thời gian chảy qua: 25 giây ± 2,5 giây
  • Độ nhớt ở 45°C: 1,5 mPa s
  • Lượng mỡ tổng cộng: > 2 mg/ml
  • Hàm lượng caffeine: 40mg/tách
  • Dung tích trong tách (bao gồm crema): 25 ml ± 2,5 ml.

2. Cà phê cappuccino là một cách uống cà phê của Ý. Một cà phê cappuccino bao gồm ba phần đều nhau: cà phê espresso pha với một lượng nước gấp đôi (espresso lungo), sữa nóng và sữa sủi bọt. Để hoàn thiện khẩu vị, người ta thường rải lên trên tách cà phê cappuccino một ít bột ca cao và/hay bột quế. Trong các quán cà phê ở Ý, người đứng bán ở bar (barista) thường dùng khuông hay dùng thìa và bằng cách khuấy điệu nghệ trong lúc rắc bột để tạo thành các hình nghệ thuật (hình trái tim, đám mây, bướm,...).

Tên của thức uống này được phỏng đoán là phát xuất từ tên gọi các nhà tu dòng Capuchin (tiếng La tinh: Ordo Fratrum minorum Cappucinorum), màu áo thụng của các nhà tu này tương tự như tông màu nâu của một tách cà phê cappuccino hoàn hảo. Mũ của chiếc áo tu này được gọi trong tiếng Ý là cappuccio.

Theo lệ thường cà phê cappuccino được phục vụ trong tách làm bằng đá hay sứ, có thành dầy và được hâm nóng trước. Ở quê hương của cà phê cappuccino, nước Ý, người ta gần như chỉ uống loại cà phê này vào lúc ăn sáng. Trong những năm gần đây cà phê cappuccino đã trở thành một trong những thức uống cà phê phổ thông nhất trên toàn thế giới.

Biến thể của cà phê cappuccino tại Đức, dùng kem sữa đã đánh đặc thay vì sữa sủi bọt, được gọi ở Ý là cappuccino con panna.

Ở Áo (đặc biệt là vùng phía đông), thường khi gọi cà phê cappuccino sẽ được phục vụ một "cà phê kéo dài" (xem quán cà phê ở Wien) với kem sữa và một ít bột ca cao. Việc pha cà phê cappuccino với sữa sủi bọt thường không được biết đến. Nếu không muốn từ bỏ một tách cà phê cappuccino quen thuộc của mình, người ta phải gọi một "espresso ngắn trong một tách lớn với nhiều sữa sủi bọt" hay gọi một cà phê melange của Wien, loại gần giống như cà phê cappuccino.

3. Irish coffee (theo tiếng Anh nghĩa là "cà phê theo kiểu của Ireland") là loại đồ uống nóng có pha rượu whisky đặc trưng của Ireland.

Cách pha chế

4 cl whisky và 1 thìa đường cho vào ly chuyên dùng để pha Irish coffee. Sau đó người ta hơ ly rượu trên ngọn lửa đèn cồn, xoay đều ly cho đến khi đường trong rượu tan hết và bắt đầu thấy hơi nước bốc lên thì rót cà phê vào, phun thêm một lớp kem sữa mỏng, không ngọt lên trên. Khi dùng cà phê không nên khuấy.

4. Latte macchiato

Latte macchiato là một loại đồ uống nóng rất được ưa chuộng. Thành phần của nó gồm có cà phê espresso và sữa. Về cơ bản thì latte macchiatio giống như cà phê sữa, nhưng lượng sữa nhiều hơn. Ở Ý ban đầu loại cà phê này được làm riêng cho trẻ em để chúng cũng được uống "cà phê" như người lớn, vì thế mà lượng caffein trong latte macchiato rất ít. Dần dần người lớn cũng mê loại đồ uống này.

Thường thì người ta uống latte macchiato bằng một loại cốc thủy tinh cao, có thành dày. Một cốc latte macchiato đúng nghĩa phải bao gồm 3 tầng phân biệt rõ ràng (xem hình), được rót vào theo thứ tự lần lượt và không trộn lẫn với nhau. Sữa được rót vào cốc đầu tiên, tạo nên tầng thấp nhất có màu trắng. Sau đó là bọt sữa - tầng cao nhất. Cuối cùng người ta rót espresso qua lớp bọt sữa. Bởi lớp sữa chứa nhiều chất béo nên có độ đậm đặc cao hơn cà phê espresso, cho nên lớp cà phê nổi lên trên lớp sữa, tạo thành tầng ở giữa. Bọt sữa của loại sữa giàu béo tồn tại lâu hơn bọt của loại sữa nghèo béo. Thường thì người ta rắc lên trên lớp bọt sữa bột cacao, sô cô la hoặc gia vị (ví dụ như quế) để trang trí.

(Theo vi.wikipedia.org)

Bạn có phân biệt được các loại cà phê Espresso như Cappuccino, Latte, Macchiato, Mocha… hay không?

Có khá nhiều loại cà phê khác nhau có thể pha bắt nguồn từ Espresso. Lokesh Dhakar đã giúp chúng ta phân biệt sự khác nhau giữa 8 loại cà phê nổi tiếng nhất được pha chế từ Espresso chỉ bằng một hình vẽ đơn giản duy nhất dưới đây :

(click vào hình để phóng to)

Qua đó, chúng ta có thể nhìn thấy Americano thực ra là cà phê Espresso pha loãng. Tuy Cappuccino và Latte có công thức giống nhau nhưng thực ra cách pha chế lại khác nhau còn Mocha thì được phủ thêm một lớp Chocolate vào công thức. Macchiato thường được uống với một lát vỏ chanh cho thơm.

(Photo of Lokesh Dhakar – Under Creative Commons Licenses)

Để giúp qúy vị phân biệt các loại cafe hạt có trên thị trường cafe Việt Nam. Sau đây là những chi tiết hình ảnh của từng loại như sau:

Cà phê nhân Culi

dsc_9843

Cà phê nhân Moka

dsc_9165

Cà phê nhân Arabica

dsc_9161

Cà phê nhân Robusta bóng

dsc_9850

Cà phê nhân Robusta

dsc_9162

Cà phê nhân Chery

dsc_9902

Cách pha chế cafe Cappuccino


Cappuccino tên gọi của một cách pha chế cà phê mang đậm bản sắc văn hoá ẩm thực của người Ý. Họ thường dùng thức uống này trong bữa sáng hoặc dành thời gian riêng trong ngày để thưởng thức như một món riêng biệt. Cappuccino có vị cà phê trầm và nhẹ, cùng hương thơm của kem hòa lẫn vị béo của sữa.

Để hoàn thiện khẩu vị, người ta thường rãi lên trên tách cafe một ít bộ ca cao hay bột quế. Trong các quán cafe người ta còn tạo hình trong lúc rắc bột để làm cho tách cafe thêm hấp dẫn. Theo lệ thường cà phê Cappuccino được phục vụ trong tách làm bằng đá hay sứ, có thành dầy và được hâm nóng trước khi uống.

Cách pha chế Cafe Cappuccino

Cafe Cappucino có rất nhiều cách pha chế khác nhau tuỳ theo từng khẩu vị, nhưng hầu hết đều bao gồm ba yếu tố cơ bản: Cà phê espresso, sữa nóng và sữa sủi bọt.

Ngày nay, Cafe Cappucino đã dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới và bạn cũng có thể tự pha chế một ly Cappucino đơn giản nhưng cũng không kém phần hấp dẫn cho mình và bạn bè.

Nguyên liệu để làm 1 ly Cafe Cappuccino 200ml:

- 30ml cà phê espresso nguyên chất.
- 60ml sữa tươi nóng.
- 110ml bọt sữa nóng.

Pha chế:

- Hoà đều 30ml cà phê espresso với 60ml sữa tươi nóng.
- Cho bọt sữa nóng vào và tạo hình tuỳ thích.

Video hướng dẫn làm Cafe Cappuccino

Mức độ Rang

Cách rang hạt cà phê nhân sẽ quyết định phong vị cà phê khi quý vị thưởng thức. Xin giới thiệu các cách rang mà PuioCoffee có khả năng thể hiện.
Rang cà phê - mức độ & hương vị

Mức độ rang theo thời gian: LỢT - VỪA - ĐẬM - KHÉT

Khi rang lợt, hạt cà phê sẽ phô bày tất cả hương vị đặc trưng nguồn gốc xuất xứ của nó, mùi hương này được tạo ra do sự khác biệt về nơi trồng, về loại đất, độ cao, và khí hậu khác nhau.

Cà phê nhân từ các vùng nổi tiếng nhưCầu Đất ,Buôn Mê Thuộc,Java, vàJamaica … thường được rang lợt để giữ hương đặc trưng. Khi hạt rang đến một màu nâu đậm, các hương đặc trưng của hạt cà phê đều bị lấn át bởi những hương vị tạo ra từ quá trình rang bình thường. Và nếu rang đậm đen hơn nữa, thì mùi khét, mùi cháy sẽ nổi trội và khó có thể để phân biệt nguồn gốc xuất xứ hạt cà phê .

Dưới đây là bảng mô tả mức độ rang và hương vị tương ứng. Đây chỉ là những mô tả định tính, và vì thế rất chủ quan.

Rang

Mức độ

Ghi chú

Bề mặt

Hương thơm

Lợt


Light

Cinnamon roast, half city, New England

Sau vài phút hạt nổ/ "crack" và tăng kích thước.Giai đoạn này được gọi là crack đầu tiên.Rất nhiều cà phê rang ở Mỹ dừng ở mức rang này.

Khô

Hạt nhẹ hơn, nồng độ chua cao nhất, không có hương vị rang rõ ràng.

Vừa


Medium

Full city, American, regular, breakfast, brown

Thêm vài phút nữa. Hạt được rang ở mức này, rất nhiều shop cà phê ở Mỹ có xu hướng dùng mức này

Khô

Hạt nhẹ hơn nữa, Ngọt ngào hơn rang lợt; kích thước hạt lớn hơn; vị chua, mùi thơm cân bằng hơn.Mượt mà hơn so với truyền thống rang lợt của Mỹ, nhưng còn lưu lại những đặc điểm mùi vị đặc biệt của cà phê ban đầu.

Đậm

Dark

High, Italia, Continental

Sau một vài phút nữa hạt cà phê bắt đầu “nổ” /crack một lần nữa, và dầu xuất hiện nhiều.Việt Nam thích cách rang này.

Hơi bóng bóng

Hơi mùi gia vị.Hương thơm và mùi vị cà phê rõ rệt nhất.

Khét

Double Dark

French

Sau một vài phút hoặc hơn hạt cà phê bắt đầu ám đen.Đường trong cà phê bắt đầu chuyển thành than. Gu đa số Việt Nam(?)

Rất nhiều dầu

Khét đắng; hạt nhẹ hơn, nhưng khá mạnh.Hương vị vốn có của hạt cà phê không thể nhận ra.

Từ trái: chưa rang, Lợt, Trung bình, High, City, Full City, Italia, và French.


Bí quyết pha cà phê nguyên chất ngon

Trong ẩm thực, bất kỳ một món ăn hay thức uống nào mà ngon đều phải có những cách chế biến rất đặc trưng. Việc pha một ly cà phê ngon cũng không ngoại lệ. Theo kinh nghiệm của mình. Để có một ly cà phê ngon, dưới đây là một trong vài cách pha cà phê nguyên chất ngon nhất:

1. Nguyên liệu và vật dụng cần pha:
a. Cà phê nguyên chất (PURIO là một thương hiệu cà phê nguyên chất mà bạn không thể không quan tâm).

b. Phin pha cà phê phin nhôm là tốt nhất, nên chọn thương hiệu Vinalu, Saigon vì nguyên liệu nhôm dày, lỗ đục đều, phân bố hợp lý…).

c. Ấm đun nước sôi

d. Nước được lấy từ nước máy (không sử dụng các loại nước đóng chai)
2. Cho bột cà phê nguyên chất vào phin, lượng cà phê bằng 5/10 phin hoặc 6/10 phin.
3. Lắc nhẹ cho cà bột bằng mặt rồi dùng nấp gài ấn nhẹ cho cà phê dẽ lại (nhớ là ấn nhẹ, ấn mạnh sẽ bị nghẹt, ấn nhẹ quá café sẽ chảy nhanh và lượng café ra không đậm đặc). Sau đó lấy nấp gài ra. Bạn có thể không cần rót nước sôi lên miếng nắp gài kim loại, mà hãy chế nhẹ nhàng, trực tiếp nước sôi vào bột cafe.
4. Đung nước sôi 95-100 độ C, nếu là ấm điện, ngay khi ngắt điện là châm café ngay. Cách châm nước: rưới đều vòng tròn 1 cách thật nhẹ nhàng (cách rưới nước cũng ảnh hưởng tới chất lượng café đấy nhe các bạn).
5. Mức nước cỡ nào thì dừng lại ?

Buối sáng hoặc chiều cần uống đậm

đặc hơn, nên rót ít nước

Buối chiều hoặc tối cần uống đậm

vừa nên cho nước nhiều hơn tí

6.2

Đậy nấp lại và chờ, bột cà phê nguyên chất cần có một quá trình hút và thẩm thấu nước sôi để nở bung lên và sau đó lại tiết nước cà phê ra, nên ban đầu nước cà phê chưa nhỏ giọt ngay xuống phin, sau 2 phút cà phê sẽ chảy giọt lien tục xuống ly.
6. Cuối cùng là cho đường, sữa hoặc đá tùy thích. Về thưởng thức cà phê, xin xem thêm cách thưởng thức cà phê nguyên sành điệu.
buoc 6.3
MẸO:

1. Cà phê nguyên chất uống nước 2 (hay còn gọị là nước dão) vẫn rất chi là ngon và bổ dưỡng cũng không kém đâu nha. Sau khi bạn pha café nước nhất xong, tiếp tục cho nước sôi lên và châm lần 2, lần này châm đầy phin luôn. Khi uống, bỏ ít đường và thật nhiều đá, quậy đều và chờ 4 phút mới uống. Lúc đó nước mới thật lạnh và uống từng ngụm bự (như uống trà đá) bạn mới phát hiện cái sướng của nó.

2. Pha café sữa: tỉ lệ sữa là 3-4/10, còn café là 6-7/10. Sữa phải được cho vào lý trước rồi mới để phin cafe lên. Nước nóng giúp chín sữa và khi pha thì cafe và sữa mới hòa quyện vào nhau. Nhớ là: Pha cafe sữa thì không được cho đường vào.

Hi vọng, qua kinh ngiệm, các bạn cũng đóng góp nhiều cách pha ngon để dân ghiền cà phê như chúng ta có dịp trãi nghiệm những giờ phút thật thú vị bên ly cà phê thơm ngon, hương vị đỉnh cao.

(Nguồn trích từ puriocafe.com)

Cách nhận biết cà phê ngon, cà phê nguyên chất

Làm thế nào nhận biết bịch cà phê bạn mua về thực sự là bịch cà phê? Làm thế nào để biết ly cà phê bạn đang uống là cà phê có lợi cho sức khỏe, cho tuổi thọ và cho nhan sắc của bạn.

Câu trả lời quá dễ, không khó tí nào. Cà phê là một loại hạt rất đặc biệt, và khác biệt, có thể dễ dàng phân biệt cà phê nguyên chất và không nguyên chất, bột cà phê với bột của các loại hạt ngũ cốc khác. Để bảo đảm cho sức khỏe và khẩu vị thưởng thức cà phê đích thực của chính bạn, bạn cần ghi nhớ vài chi tiết căn bản về thuộc tính của hạt cà phê rang rất khác với các loại hạt rang khác và bột của chúng:

I. PHÂN BIỆT TRƯỚC KHI PHA - TỨC NHẬN BIẾT BỘT CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT

Bột cà phê nhẹ, tơi, xốp, khối lượng riêng nhỏ

1. Khối lượng (hoặc thể tích) của bột cà phê rang bao giờ cũng lớn hơn khối lượng (hoặc thể tích) của bột hạt đậu nành (đỗ tương) và bắp rang:

Hạt cà phê có một đặc điểm khác hẳn các loại hạt khác là khi rang lên đến 1 nhiệt độ nhất định sẽ nở lớn và thể tích tăng từ 1,5-2 lần và trọng lượng giảm từ 20-30%. Cho nên, bột cà phê luôn luôn có khối lượng riêng thấp hơn bột các loại ngũ cốc khác và từ đó thể tích (hay khối lượng) của 1 kg bột cà phê luôn luôn lớn hơn thể tích của bột các loại ngũ cốc rang. Dựa vào đặc tính này bạn có thể phân biệt ngay từ lúc đầu, dù chưa cần phải mở bao bì ra. Nếu có điều kiện so sánh, bạn cầm trong tay 2 bịch 500g, bịch nào chứa cà phê, (hay chứa tỷ lệ bột cà phê nhiều) thì sẽ nhiều, đầy hơn, to hơn, khối lượng bột chứa bên trong nhiều hơn nên chúng ta có cảm tưởng bịch cà phê nguyên chất nhẹ hơn.

2. Độ xốp của bột cà phê:

Nhìn theo cảm quan, bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp , tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc khác thường dính lại, ít tơi bong hơn. Nếu bạn có một bịch cà phê nguyên chất và một bịch cà phê không nguyên chất, bạn mở 2 bịch ra, lấy 2 chén nước, múc 2 muỗng bột của 2 bịch đổ lên mặt nước. Bột cà phê nguyên chất xốp nhẹ, có khối lượng riêng thấp, nên có khuynh hướng nổi lên trên, còn bột của các hạt ngũ cốc khác có khối lượng riêng lớn hơn, nên chìm xuống nhanh hơn. Ngoài ra, hạt cà phê rang rất giòn, có cấu trúc sợi cellulose đồng đều, dễ vỡ và vỡ đều trong cối xay, nên bột cà phê xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều. Trái lại các loại hạt đậu, bắp rang, khi xay bột độ mịn không đồng đều nên không có độ tơi xốp như bột cà phê nguyên chất.

3. Độ ẩm của bột cà phê:

Bột cà phê màu nâu đậm, độ mịn đồng đều.

Bột cà phê nguyên chất ít ngậm nước, không có nhiều độ ẩm. Bột các loại ngũ cốc khác thường giữ nước và có độ ẩm cao hơn. Hơn nữa, do hạt đậu và bắp không có mùi thơm, nên khi nhà sản xuất trộn các loại hạt này vào hạt cà phê chắc chắn sẽ làm 1 động tác kèm theo, đó là rưới hóa chất, hương liệu cà phê tổng hợp, nhân tạo vào trước khi xay ra bột. Do đó, bột cà phê pha tạp, không nguyên chất có vẻ ẩm ướt, thậm chí vón cục khi được tẩm nhiều caramen tạo màu, khác hẳn với bột cà phê nguyên chất rất khô và tơi xốp.

4. Màu của bột cà phê:

Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp…bột cà phê có màu nâu đậm (nếu hạt cà phê rang chưa đến nhiệt độ và thời gian nổ lần 1 thì bột có màu vàng sáng vị chua, và mùi nồng). Hạt bắp rang để độn vào cà phê thường có màu đen đậm. Cho nên trong nghề làm cà phê người ta đơn giản gọi bắp rang là Màu. Do thói quen người tiêu dùng đòi hỏi ly cà phê phải có màu đen, nên Màu (bên cạnh caramen và cả chất tạo màu hóa học) được dùng để nhuộm ly cà phê. Mặt khác, hạt các đậu nành rang và xay ra bột có màu nâu đậm đục, ngã vàng đục, hoàn toàn không giống màu nâu đậm của bột cà phê. Nếu bạn nhìn thấy bột trong 1 bịch chứa có màu nâu đậm ngã vàng, thể tích nhỏ, nhưng cầm nặng tay là tỷ lệ đậu nhiều. Bột có màu đen thui thể tích cũng nhỏ là có trộn nhiều bắp.

5. Mùi của bột cà phê:

Nếu quen thuộc, bạn không khó để nhận ra mùi thơm rất dễ chịu, hấp dẫn và rất đặc trưng của bột cà phê nguyên chất. Nhiều người vẫn bị lầm lẫn và đánh giá cao mùi của hương liệu hóa học được tẩm vào đậu, bắp bởi vì họ ít có dịp ngửi mùi cà phê bột nguyên chất. Bắp và đậu nành cũng có mùi hơi tanh, theo cảm quan, nếu tinh tế một chút, bạn có thể nhận thấy khi ngửi. Bột đậu nành có mùi gắt, hòa quyện với hương liệu bốc lên một mùi thơm nặng nề chứ không dịu dàng như mùi nguyên thủy của cà phê rang.

II. PHÂN BIỆT ĐANG KHI PHA - TỨC NHẬN BIẾT TRẠNG THÁI CỦA BỘT CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT KHI GẶP NƯỚC SÔI

Đây là điểm mà bạn rất dễ dàng nhận biết để phân biệt chính xác cà phê nguyên chất với cà phê pha tạp hay bột của các loại hạt ngũ cốc khác. Như đã nhận định, do hạt cà phê được cấu tạo bởi cấu trúc sợi celluose và chứa rất ít tinh bột, nên thuộc tính đặc biệt của bột cà phê rang là rất tơi xốp, và chứa nhiều khoang không khí bên trong do cấu trúc cao phân tử, các sợi cellulose bị bẻ gảy dưới tác động nhiệt trong quá trình rang …Cho nên, khi bạn chế nước sôi 100 độ C vào phin chứa cà phê nguyên chất, lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bọt mạnh, thậm chí tràn ra cả ngoài phin. Nếu sau khi cho vài muỗng bột (khoảng 20-25g) vào 1 phin pha cà phê, bạn chế nước sôi vào mà thấy bột ấy không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống , lịm xuống và bốc mùi thơm lan tỏa ra nồng nực thì bạn biết chắc chắn trong phin nầy có rất rất ít cà phê. Trái lại, trong loại bột nầy có tỷ lệ phần trăm rất nhiều bột của các loại hạt khác được tẩm hương liệu nhân tạo nồng độ cao. Bột bắp , bột đậu rang khi gặp nước sôi trở nên dẽo , dính bệt và xẹp xuống do các loại ngũ cốc luôn có chứa nhiều tinh bột. Cà phê không phải là một loại hạt ngũ cốc. Trái lại cà phê được cấu tạo bởi các hợp chất cao phân tử cellulose, chứa rất ít tinh bột. Quá quá trình rang hạt cà phê nở lớn, bên trong tạo ra các khoang không khí, gặp nước sôi, không khí bên trong nở lớn, làm sủi bọt bột cà phê và khiến bột cà phê trào lên trong phin. Điều nầy rất để nhận thấy.

III. PHÂN BIỆT SAU KHI PHA - TỨC NHẬN BIẾT NƯỚC CỦA LY CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT

Màu nước nâu cánh gián, nâu trong trẻo như hổ phách, tuyệt đẹp

1. Màu của nước cà phê:

Cà phê là một loại hạt khá kỳ lạ. Dù bạn rang nó đến nhiệt độ cao bao nhiêu, thời gian lâu bao nhiêu, và cháy gần thành than, rồi bạn xay ra bột và pha thành ly cà phê, thì màu nước của nó cũng không hề có màu đen thui, đen đục và đen đậm như thường nhìn thấy các ly cà phê ở phần lớn các quán. Ly cà phê nguyên chất và lành mạnh luôn có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách, một màu nâu trong trẻo rất quyến rũ. Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê đá có màu nâu sáng lung linh. Không hiểu vì sao nhiều người thích có ly nước phải có màu đen thui đen thùi, màu đen đục của hạt đậu, hạt bắp rang thay vì màu nâu hổ phách tinh anh, trong sáng của ly cà phê nguyên chất. Nói theo cảm quan, thực phẩm ăn uống mà có màu đen thui thùi thì đáng ra chúng ta phải nên cân nhắc nhiều hơn là dễ dãi tán thành. Nếu quen với cà phê nguyên chất, nhìn ly nước màu nâu cách gián trong trẻo tự nhiên chúng ta đã có 1 cảm giác sạch, vệ sinh, thay cho cảm giác ái ngại khi nhìn ly nước đen thùi. Cà phê nguyên chất khi pha cà phê sữa sẽ không cho màu nâu đậm mà chỉ cho một màu nâu nhạt. Nhiều người ưa thích màu nâu đậm do hạt đậu, và bắp rang cháy tạo ra cho ly cà phê sữa. Không biết ưa thích như vậy để làm gì?

Nước cà phê không sánh kẹo, dẽo quẹo, độ sánh gần như nước uống thông thường vì hạt cà phê chứa ít tinh bột.

2. Độ sánh của nước cà phê:

Khi pha, nước của ly cà phê nguyên chất có độ sánh hầu như không đáng kể. Trái với nước của bột bắp rang hay bột đậu rang, vốn chứa rất nhiều tinh bột, nên rất rất sánh, rất đặc kẹo, thậm chí là sánh dẽo. Các bà nội trợ vẫn hay dùng bột bắp trong nhà bếp vì tính chất nầy. Một số người tiêu dùng còn tự hào rằng mình là người hiểu biết về cà phê, cho rằng, ly cà phê ngon thì nước trong ly cà phê phải kẹo kẹo, bám trên thành ly và phải “ôm đá” và viên đá trong ly cà phê phải có màu nâu do nước cà phê song sánh, dẽo kẹo bám lấy đá. Nhưng điều đó chính là bằng chứng cho thấy trong ly cà phê ấy chỉ có rất ít cà phê mà toàn đậu nành rang. Đậu nành rang chứa nhiều tinh bột hiển nhiên là rất “ôm đá”. Cà phê đích thật không sánh dẽo và không “ôm đá”.

Mùi hương cà phê không mạnh mẽ, thô bạo dai dẵng như mùi hóa chất nhưng dịu dàng, hấp dẫn, tinh tế mà sâu lắng... đánh thức cảm xúc con người.

3. Mùi thơm của ly cà phê pha:

Cà phê bột lẫn cà phê pha có một mùi thơm rất đặc trưng, rất quyến rũ. Tuy nhiên đây có thể là điểm bạn rất khó phân biệt nhất. Có thể nói bạn chỉ có thể phân biệt được mùi của ly cà phê nguyên chất với mùi của hương liệu hóa học khi bạn đã nhiều lần và thường xuyên uống cà phê nguyên chất. Nhiều loại cà phê bột điều đã được tẩm hương liệu. Hương thơm đích thực và nguyên thủy của cà phê không nồng nực, không thô bạo, không mạnh mẽ, nhưng dịu dàng, lưu luyến, thanh cao, tinh tế và sâu lắng, đôi lúc làm ngây ngất người yêu cà phê… Thật khó diễn tả, nhưng nếu quen với mùi cà phê nguyên chất bạn sẽ phát hiện ra mùi hóa chất tuy giả khá giống mùi cà phê nhưng vẫn là giả tạo, vẫn mang hương vị gay gắt, tuy mạnh mẽ, dai dẵng nhưng thô thiển và gây cảm giác nặng nề, không giống như mùi thanh cao của chính hạt cà phê đích thực…

4. Vị của cà phê:

Cà phê khi rang với thời gian đủ và đạt đến nhiệt độ thích hợp sẽ cho chúng ta ly cà phê có vị đắng thanh xen lẫn vị chua nhẹ nhàng, rất tinh tế do yếu tố của các thành phần acid ẩn chứa đằng sau của vị đắng trong hạt cà phê. Thật ra, các giống cà phê ngon nhất trên thế giới thuộc dòng Arabica, có giá trị thưởng thức và giá trị thương phẩm hàng đầu đều có hậu vị chua thanh rất quyến rũ hòa quyện tinh tế với vị đắng tự nhiên. Tuy nhiên, do nhận thức không đúng, do truyền thống và do thói quen không thích đáng, phần lớn người Việt không nghĩ rằng cà phê có vị chua. Thậm chí một số không chịu chấp nhận một thuộc tính cố hữu, tuyệt vời của cà phê hảo hạng, đó là vị chua thanh quyến rũ của nó. Để đáp ứng với yêu cầu và thị hiếu về khẩu vị trái ngược lại với thiên nhiên, với tự nhiên nầy của người tiêu dùng, một số nhà sản xuất đã cố gắng làm cho cà phê mất đi vị chua thanh vốn có của nó bằng cách tẩm vào bột cà phê các loại hóa chất tạo đắng có gốc kháng sinh. Hậu quả, ly cà phê thường có vị đắng nhân tạo, tiêu diệt hẳn vị chua thanh quyến rũ của cà phê. Bạn nên tránh xu hướng đi tìm và nghiện vị đắng không tự nhiên đó, vì nó sẽ phá hủy khẩu vị chân chính của bạn về mùi vị đích thực của cà phê. Nhiều người được phục vụ "cà phê đậu nành" nhiều ngày nhiều tháng nên đã quen cái vị đậm lè của đậu nành rang, e rằng sẽ chê cà phê nghuyên chất không đậm đà. Thật ra, cà phê nguyên chất rất đậm đà hương vị, nhưng do khẩu vị cà phê của chúng ta đã bị phá hủy dữ dội. Chính khẩu vị uống cà phê đậm đặc từ đậu rang của chúng ta cũng đã được huấn luyện và xây dựng từ nhiều chục năm nay. Điều đó cho thấy khẩu vị có thể được điều chỉnh. Nếu hiểu biết các thuộc tính của cà phê, bạn sẽ không khăng khăng đòi ly nước đen thui, đậm lè, đắng ngắt của bột đậu rang cháy khét tẩm đủ mọi loại hương liệu bốc mùi thơm nồng nực. Bạn sẽ tự chọn cho mình khẩu vị đúng.

5. Bọt của cà phê:

Bọt cà phê ít, màu nâu đẹp, mau tan

Bản thân nước pha cà phê khi đánh lên với đường cũng tạo ra 1 ít bọt màu nâu sáng trông rất đẹp. Nhưng có 1 số người tiêu dùng ngộ nhận và yêu cầu quá đáng về ly cà phê phải có bọt đẹp. Để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng hầu giữ khách và thu lợi nhuận một số nhà sản xuất cho chất tẩy rửa bề mặt vào cà phê để tạo bọt. Vậy, bạn cũng cần biết cách phân biệt hai thứ bọt này. Nếu bọt mỏng tanh, có óng ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và rất lâu tan nhìn ly cà phê có vẻ khá đẹp thì chắc chắn đấy là bọt xà bông. Bọt cà phê tiêu biểu khá đồng đều về kích cỡ, đục hơn và trông "dày" hơn, nhưng mau xẹp xuống.

IV. PHÂN BIỆT CUỐI CÙNG, RẤT THỰC TIỄN, LÀ TRẢI NGHIỆM CỦA CHÍNH BẠN

Cuối cùng, rất thực tiễn, là chính bạn, vào 1 ngày đẹp trời nào đó , bạn hãy bỏ chút thì giờ ra tiệm bán cà phê hạt đã rang mua vài lạng cà phê mộc. Khi mua bạn cần xem xét kỹ đó là cà phê hạt rang nguyên chất, mộc mạc, không trộn hạt gì khác và không tẩm các phụ gia nào khác. Mua xong, bạn nhờ xay ra bột. Đem về, sáng hôm sau, bạn tự tay, khoan thai, pha 1 ly cà phê. Pha xong, bạn đến ngồi 1 chỗ tĩnh lặng, bình yên. Trong cái không gian yên lành và tinh anh của buổi sáng, với tâm hồn thanh tịnh, bạn ngồi đó từ từ uống từng ngụm nhỏ cà phê nóng, nguyên chất... Đây là cách tốt nhất để nếm biết hương vị tinh thuần của cà phê.

Chính bạn trải nghiệm là hay nhất

(Nguồn trích từ puriocafe.com)