Hạt cafe

Được chon lọc từ những hạt cafe ngon nhất, để tạo ra ly cafe tuyệt vời, thõa mãn cả năm giác quan của con người.

Tuyệt phẩm thiên nhiên ban tặng

Thưởng thức những tách cafe cũng giống như ta hòa mình vào thiên nhiên, hưởng thụ cái thú vui mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Mùi vị đặc trưng

Mỗi loại cafe mang 1 mùi vị riêng biệt, mang lại những cảm giác say đắm trong từng ly cafe đen hay những ly campuccino,...

Hương thơm đặc trưng

Chưa cần phải chạm môi vào những giọt cafe, chỉ cần vô tình mùi hương của hạt cafe đi qua ta cũng có thể cảm thấy được vị riêng biệt của nó.

Vẻ đẹp mê hồn của cafe

Với một vẻ đẹp thu hút từ cái nhìn đầu tiên, Cafe mang lai cho ta sự thưởng thức về khiếu thẩm mĩ.

Máy móc hiện đại

Sự kết hợp khéo léo giữa bàn tay của người pha chế và máy móc hiện đại đã làm nên những hương vị mới cho cafe, đồng thời cũng cải thiện được năng xuất.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Rang cà phê tại gia

Với những người mê cà phê đến độ sành điệu thì những mẻ cà phê rang hàng loạt không thể thỏa mãn thú thưởng thức cà phê của họ. Khi đó, rang cà phê tại nhà là một giải pháp cho những ẩm khách khó tính này.

Khoảng một tuần sau khi rang, cà phê bắt đầu mất dần hương thơm. Vì vậy cách tốt nhất là rang và dùng ngay để bảo đảm có được li cà phê tuyệt hảo. Với dân sành điệu, tự rang tại nhà còn có thêm ưu điểm khác là được pha chế hương thơm cà phê theo ý mình hoặc gia giảm nhiệt độ cũng như thời gian rang để cho ra một li cà phê ưng ý nhất theo khẩu vị riêng.

Rag cf tại nhà

Nguyên tắc cơ bản

Trước khi rang, bạn nên biết các quy tắc cơ bản như sau:

- Hạt cà phê nên được rang nóng trong nhiệt độ từ 190 đến 280 độ C.

- Nên đảo tay liên tục để các hạt cà phê được tiếp xúc độ nóng đều đặn, tránh bị tình trạng hạt còn sống, hạt đã chín khét.

- Khi cà phê đã được rang đến độ cần thiết, phải làm nguội cà phê ngay để tránh hơi nóng còn lại trong chính hạt cà phê làm cà phê bị rang quá đà.

- Khi rang cà phê sẽ có nhiều khói bạn nên chọn nơi thông thoáng hay có hệ thống máy hút khói tốt. Nếu không thì bạn mở cửa sổ hay dùng quạt máy để gần bên.

- Cà phê khi rang sẽ bị bong lớp vỏ lụa bên ngoài hạt. Khi rang xong, nên ra ngoài gió hoặc đứng trước quạt và sàng nhẹ rổ cà phê cho bay bớt vỏ lụa. Tuy nhiên, thật ra lớp vỏ lụa này cũng không có mùi vị gì, nếu vẫn còn dính chung cà phê sau khi rang và xay, hương vị li cà phê cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Khi rang chín, cà phê sẽ chuyển từ mùi vị cỏ ẩm sang mùi thơm đặc trưng của cà phê. Cà phê sẽ cho ra mùi thơm nhất trong khoảng thời gian 24 tiếng sau khi rang và để nguội. Vì vậy, khi mới rang xong, bạn không nên xay và dùng ngay mà nên để cà phê “nghỉ ngơi” đến ngày hôm sau.

Mặc dù rang cà phê khá đơn giản nhưng bạn vẫn nên thực tập vài lần để rút ra kinh nghiệm cho riêng mình, làm sao có được mẻ rang hoàn chỉnh nhất theo khẩu vị riêng, vì bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc nhận biết màu sắc và mùi hương cà phê thế nào sẽ là vừa vặn nhất.

Có những cách dùng dụng cụ đơn giản, rẻ tiền nhưng sẽ tốn nhiều công sức và thời gian thị giám liên tục, còn vài cách khác dùng máy rang tân tiến sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.

Rag cf tại nhà

Rang cà phê trực tiếp trên bếp than hay gas

Đây là cách có từ lâu đời nhất vì ngày xưa người ta chỉ dùng chảo gang hay sắt để rang cà phê trực tiếp trên lửa. Nên dùng một cái chảo không bị nhiễm các mùi khác như cà ri, cá, bò... để tránh ảnh hưởng đến mùi vị của cà phê khi rang xong. Cách rang này khá lâu và hương vị cà phê cũng bị bay đi ít nhiều nhưng đơn giản và rẻ tiền. Bạn nên có thêm một cái nhiệt kế để có thể đo được nhiệt độ khi rang.

Nếu bạn dùng bếp than hay củi, bạn nên chờ khi không còn ngọn lửa bùng to mà chỉ còn bếp than nóng sực để có thể có được nhiệt độ đều hơn và cà phê được rang chín chứ không bị khét bên ngoài mà còn sống bên trong. Ngày nay nhiều gia đình sử dụng lò điện hay gas, nên chỉnh lửa để có độ nóng thích hợp. Bạn cũng có thể dùng một nồi kín (loại dùng để rang bắp rang là tốt nhất vì tay cầm bên ngoài và bộ phận xoay tròn bên trong nồi sẽ giúp cho việc rang cà phê dễ dàng và đều tay hơn).

Bắt đầu làm nóng chảo trên lò ở nhiệt độ nóng trên trung bình và đến khi bắt đầu 240 độ C thì cho cà phê vào và bắt đầu đảo liên tục, hay ít ra cũng đảo mỗi 30 giây. Sau 4-7 phút, bạn sẽ nghe tiếng nổ nhỏ, cà phê bắt đầu bốc khói nhẹ, bạn nên mở máy hút khói hoặc mở cửa sổ cho thoáng. Sau đó, bạn nên đảo tay thường xuyên hơn cho đến khi cà phê ngả sang màu như ý bạn thì nhanh chóng lấy ra và đổ vào cái rổ sắt, sàng sẩy các vỏ lụa cho rơi ra hết, đồng thời xóc, rảo, tạo nhiều không khí cho hạt cà phê mau nguội.

Rang bằng lò nướng

Cách rang này đơn giản, ít tốn công nhất, nhiệt độ lại cố định, không nhiều khói bay mùi trong nhà như rang lò, nhưng hạt cà phê sẽ không được rang đều vì ta không đảo hạt nên không khí nóng không được chuyển đến từng hạt được.

Bạn nên chuẩn bị thêm một cái mâm phẳng có các lỗ nhỏ khoảng 0,5cm (lỗ to quá thì các hạt cà phê sẽ rơi ra) và cách nhau khoảng 1.5cm để thông khí. Vặn lò nóng lên đến nhiệt độ 260 hay 280 độ C, rải hạt cà phê tươi vào mâm (tránh hạt này nằm chồng lên hạt khác để cà phê được chín đều) rồi dùng giấy nhôm bạc đậy lại và cho vào lò nướng. Sau 10 phút bắt đầu kiểm tra màu hạt cà phê, lắng nghe tiếng hạt nổ... đến 5-7 phút sau thì có thể lấy ra (tùy theo bạn muốn rang theo kiểu thường hay double roast có vị đắng). Bạn nên ghi nhận lại hương vị, màu sắc.. của từng mẻ cà phê để biết thế nào là thích hợp nhất cho mình bởi thời gian rang bao lâu tùy thuộc vào từng lò nướng của mỗi gia đình. Khi hạt cà phê rang xong, nên mang ra và làm nguội ngay.

Cách rang cà phê bằng máy thổi không khí nóng

Cách này được sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển. Tại Việt Nam, nếu tự sắm máy rang cà phê tại nhà thì khá đắt, tuy nhiên rất tiện dụng và sạch sẽ. Tại nhiều nơi bán cà phê cao cấp sẽ có máy rang công nghiệp cho người mua sử dụng. Máy sẽ thổi một luồng khí nóng mạnh vào các hạt cà phê giống như máy rang bỏng ngô, hạt cà phê sẽ chín nhanh, đều và cho ra mùi thơm hoàn hảo. Máy này giá khoảng từ 100 đô la Mĩ trở lên tùy kích thước và nhãn hiệu.

Bạn nên thử rang từ mẻ cà phê nhỏ trước để thực tập để biết được nhiệt độ, thời gian, màu sắc... của loại cà phê bạn thích trước khi bắt đầu rang nhiều.

Tạp chí Món Ngon Việt Nam

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Bảo Quản Và Pha Cà Phê Đúng Cách

Bảo Quản Và Pha Cà Phê Đúng CáchBạn đã biết bảo quản và pha cà phê đúng cách? iCook xin mách với bạn một vài mẹo nhỏ để có ly cà phê ngon.

Sử dụng cà phê

Có rất nhiều loại cà phê đóng gói sẵn bán trên thị trường, cà phê ngon nhất vẫn là loại vừa rang và xay khoảng từ một tới hai ngày. Sau một tuần trở đi, chất lượng cũng như hương thơm của cà phê sẽ giảm dần, ngay cả khi bạn cất giữ cẩn thận.

Bạn đã biết bảo quản và pha cà phê đúng cách? iCook xin mách với bạn một vài mẹo nhỏ để có ly cà phê ngon.

Bảo quản và pha cà phê đúng cách 1

Trong quá trình rang, xay, nhà sản xuất phải thêm vào cà phê một lượng dầu nhất định nhằm tăng thêm phần đậm đà. Lượng dầu này khi để lâu sẽ tạo thành mùi khó chịu, làm giảm hương thơm cũng như mùi vị đặc trưng của cà phê.

Bảo quản

Không nên bảo quản cà phê trong tủ lạnh. Trong tủ lạnh, cà phê sẽ hấp thụ mùi vị từ các sản phẩm khác, mất đi hương thơm riêng.

Bảo quản và pha cà phê đúng cách 2

Hãy cất giữ cà phê trong hộp có nắp đậy thật kín, để nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Cách pha

Khi pha cà phê hãy tuân thủ theo quy tắc 1:3 nghĩa là cà phê một thì nước ba. Trung bình cứ một muỗng cà phê thì tương đương với ba muỗng nước.

Bảo quản và pha cà phê đúng cách 3

Hãy cho cà phê vào phin, châm một chút nước sôi, đợi một phút cho cà phê ngấm nước và nở đều, sau đó mới cho tiếp phần nước còn lại. Làm như thế cà phê sẽ đặc và thơm ngon hơn.

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Bệnh Thường Gặp ở Chim Cảnh

1.Mùa xuân là mùa chim cảnh dễ bị nhiễm bệnh



Có nhiều loại chim do “nóng trong” nên phát bệnh. Nếu như gặp trường hợp này, ta có thể hái mầm liễu ( ngọn liễu non) cho các loại chim ăn ngũ cốc và ăn tạp ăn, bắt nhện cho chim sâu ăn để “hạ hỏa” cho chim; cũng có thể giảm bớt khẩu phần ăn có mỡ và nhiều chất béo, đồng thời mỗi tuần cho chim uống một lần berberin (lấy ¼ viên berberin tức khoảnh 1g hòa với nước) cũng có thể làm cho chim đỡ nóng hơn. Ngoài ra vào mùa hè, ngoài việc chăm sóc, vệ sinh chuồng, thức ăn, Nước uống và chống muỗi cắn cho chim, chúng ta nên thường xuyên cho các loại chim, chẳng hạn như chim ăn ngũ cốc ăn Rau Răng ngựa (hay còn gọi là cỏ sống đời), kê tươi, và Ngô tươi; cho chim ăn sâu, ăn nhện, dế, ve v.v…Với cách này ta cũng có thể tăng cường sức đề kháng cho chim



2.Cách chữa viêm tuyến nhờn ở chim

Phần đuôi chim có một tuyến nhờn – đó là nơi tiết ra chất dịch giúp chim làm mượt lông vũ. Tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, Cảm lạnh v.v…đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Những con chim bị mắc bệnh này thường tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy, mưng mủ. Khi phát hiện ra chim có bệnh, ta có thể chữa bằng cách sau:

- Dùng cồn iôt khử trùng tuyến nhờn.

- Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn, dùng tay bóp cho mủ ra hết (bóp khi nào nhìn thấy Máu tươi là được)

- Bôi cồn iôt một lần nữa vào chỗ đau của chim.

Sau khi làm các động tác trên, ta nên cho chim vào nơi yên tĩnh, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn thức ăn có chất bổ, sau một thời gian, chim sẽ khỏi bênh.




3.Chữa các bệnh về Chân cho chim

Chim nuôi trong lồng, chân thường dễ bị vật nhọn cứa vào hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương. Để ngăn chặn và phòng chống những bệnh này cho chim, ta nên thường xuyên khử trùng chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn. Nếu chăng may chim bị mắc bệnh, chúng ta phải dùng dao nhọn lấy mủ ra tiêp đó dùng nước Muối sinh lý (hay còn gọi là muối đẳng trương) hoặc dung dịch Thuốc tím 0,1%(pêmăngnát kali) rủa sạch vết thương, sau cùng bôi cồn iốt và thuốc chống nhiễm trùng lên là được.



4.Diệt ký sinh trùng làm hại chim

Ký sinh trùng làm hại chim thường rất nhỏ, chúng bám vào lông và Da chim, ăn dần lông, da, thậm chí hút cả Máu chim. Để phòng ngừa ký sinh trùng cho chim, việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo, đồng thời phát hiện sớm nếu chim bị ký sinh trùng xâm hại hoặc có rận. Khi làm vệ sinh lồng chim ta có thể nhúng lồng chim qua nước sôi già. Đối với nhũng chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa (dầu tây) rắc vào lông chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim (phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào phía trong). Làm như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim.



5.Phòng chứng Béo phì ở chim

Chim nhốt trong lồng thời gian dài, ít vận động, lại ăn nhiều thức ăn có mỡ, nhiều chất Đạm nên rất dễ dẫn đến chứng béo phì. Mắc chứng béo phì, chim trở nên chậm chạp, không hay nhảy nhót, ca múa, hô hấp khó khăn,có con trong khi nhảy nhót, đột ngột chết do lâu ngày không vận động. Để tránh tình trạng trên, ta nên cho chim ăn một cách khoa học. Đồng thời thường xuyên giúp chim Vận động và cố kéo dài thời gian hoạt động cho chim




6.Chữa bệnh dạ dày cho chim

Chim ăn phải thức ăn để lâu ngày, hay uống phải nước bẩn đều dẫn đến bị viêm dạ dày.Khi bị bệnh, lông chim tả tơi, thân hình gầy gò, thường tỏ ra ủ rũ, phân dính đặc, có màu vàng trắng ,mùi hôi. Nếu không chữa trị kịp thời chim sẽ die. Bởi vậy để phòng cho chim khỏi bị bệnh viêm dạ dày, chúng ta phải thường xuyên chú ý giữ đồ ăn, thức uống của chịm sạch sẽ. Với nhũng con chim bị bệnh,cần nhốt chúng vào những nơi ấm áp, ít gió, mỗi ngày cho uống 0,2 đến 1mg thuốc kiết lị hòa với nước đường. Cho chim uống liền trong 3 ngày. Ngoài ra người ta còn cho vào trong thức ăn của chim một lượng bột than gỗ để bột than gỗ hút bớt chất độc trong dạ dày chim.




7.Chữa cảm và viêm Phổi cho chim


Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi Tắm xong gặp phải gió mạnh, chim nuôi trong chuồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi, Thở khò khè, ăn yếu dần, nước Mũi chảy ra, có lúc toàn thân run lẩy bẩy. Số lượng chết do bị cảm và viêm phổi ở chim thường rất cao. Ta có thể chữa cho chim theo cách sau :

Kịp thời đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng.

Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng.

Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim.

Hòa nước Đường (đường trắng) cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2 – 3g thuốc Têtraxilin.


(sưu tầm)











Kỹ thuật chọn và nuôi chim khuyên


Mỏ phải mỏng cả trên và dưới nếu được, còn ko thì mỏ duới mỏng cũng ổn rồi.. Mỏ mỏng thì mỏ nhẹ, mỏ nhẹ thì sẽ dễ mở miệng ra hót. Tiếp đến Mỏ phải đóng sâu vào mặt, càng sâu càng tốt. Đóng sâu thì độ mở mỏ con chim càng rộng, tiếng tốt, hơi lấy nhiều hơn, đặc biệt là khi đi thi dễ nhìn mỏ hơn. Nếu nhìn thẳng mặt con chim thì mỏ phải có độ mở, độ rộng hay còn là hàm rộng._Hầu phải nở. có nghĩa là nếu nhìn nghiêng thì độ vát từ mỏ xuống ít, ko vát nhiều. Hầu nở trước hết là khi nhìn nó líu hoặc chuyện thì sướng, thứ đến là con chim có hơi tốt, hầu thắt thường hay bỏ đòn, khôg đủ hơi._Mắt chọn con chim mắt treo cao lên trán, có độ lồi, nếu đựoc họa kép thì càng tốt, ko đựoc thì cũng ko quan trọng._Trán phải rộng, thường thì trán tròn hay bẹt tôi ít quan tâm vì nó đi lièn theo hàm rồi._Cổ không nên chọn cổ dài (dễ ngoái lộn), cổ vừa, ngắn tý cũng đựoc nhưng to_Ngực con chim phải có bộ ngực đầy đặn, nở nang, sáng mầu_Lưng nhìn nghiêng con chim có độ cong trên lưng chút là tuyệt, chứ đừng vớ những em lưng phẳng, thứ 1 là phong thái về sau sẽ kém thứ đến là chim hèn. Chim lưng gù đuôi cụp là bộ chim quý, những con đấy hay cả trăm con. Dân gian còn có câu LƯNG QUY._Hậu nở, bản đuôi to dầy. Những con thế lực tốt, sâu, líu ko biết mệt mỏi.Đấy là một vài điều về chọn chim mộc mình muốn chia sẻ, tuy nhiên có nhiều con chim chẳng thuộc bộ dạng nào nhưng líu thì khỏi nói, hoặc có nhược điẻm này điểm kia nhưng lại mau và chịu đấu. Những trừong hợp đó thì đúng là khó nói thật. Nhưng dù sao ta cũng sẽ tìm đựoc điểm hay về bộ dạng của con chim đó để tích thêm vào kho tàng bộ dáng của mình._Nhưng quan trọng hơn cả là chim bản lĩnh + MỎ, ĐẦU, MẮT.Chúc anh em chọn đựoc những con chim hay.

Cách chăm sóc chim cu gáy



Chào các bác. Hôm nay em xin mạn phép chia sẻ với các bác về cách chăm sóc chim cu gáy. Đây là nhưng kinh nghiệm của em sau 10 năm nuôi chim gáy.

Đối với chim gáy non. Loại này nuôi dễ nhất là từ khi bắt đầu sổ "tăm bông" trỏ lên tức là hi bắt đầu sổ lông nâu ở các đầu lông ống. Nuôi lúc non quá không tốt lắm tất nhiên là vẫn nuôi được, nhưng khó nuôi và không bụ chim bằng mẹ nó nuôi đến lúc sổ tăm bông hay già hơn. Khi đã sở hữu được một chú chim như vậy, các bác nên để chúng tong một chiếc hộp đủ khoang trống cho nó quay người là được, dưới lót ít vải mềm. Cách cho ăn có hai cách.

C1: xa sưa không vệ sinh lắm nhưng không hại chim.

Các bác nhai ít gạo + ít đỗ, lạc. Gạo phần nhiều lạc và đõ hay ngô chỉ phụ gia thêm vào thôi. Sau khi nhai kỹ các bác chịu khó để mỏ chú chim của mình vào miệng mình "môi khiếp nhẹ". Theo bản năng nó sẽ dũi vào miệng ta để ăn hết thức ăn như mẹ chúng mớm. Cách này không phải cho uống nước thêm.

C2: nuôi bằng cám công nghiệp sạch sẽ dẽ áp dụng.

Các bác hòa cám ra làm sao cho cám đủ dẻo để nặn được không khô cũng không nhã quá. Khô thì khó vo viên chim khó ăn, nhã quá khôing vo viên được & bẩn. Các bác vo thành từng viên dài khoảng 2-->2,5 (cm) đường kính to bằng cái đầu đũa (đầu bé nha) mỗi lần cho ăn các bác nặn khoảng 8-->9 viên như vậy. Cho ăn lần nào đứt đoạn lần ấy không cho chim ăn cám đã hòa lâu. Sau khi vo viên song các bác chuẩn bị một ít nước để cho chim uống thêm. Các bác dùng 1 tay hẽ bành iệng chim ra, tay còn lại lấy viên cám khẽ dúng vào nước rồi mới đút cho chim ăn. khoảng 4-->5 viên cho uống một ít nước. sau khi chim đủ lớn các bác tập cho chim tự mổ lấy thức ăn. Hai cách trên các bác chỉ cho ăn 3-->4 bữa một ngày thế là đủ không cần ăn nhiều.

Khi chim đã biết mổ thức ăn các bác trộn cám với thóc cho chim ăn, bên cạnh đó cũng phải cho ăn thêm vừng, ngô non, kê, lạc, đỗ xanh. không nên cho ăn các loại này nhiều chim dễ bị đi ngoài. Cũng nên có một cóng nhỏ đựng cát vàng hoặc sỏi nhỏ để chim ăn thêm giúp đỡ cho quá trình nghiền thức ăn dễ tiêu hóa, nước luôn sạch, không để phân và thức ăn rơi và nước, chim uống phải sẽ bị đi ngoài. Khi chim đã thay lứa lông sữa song các bác ngừng không cho ăn cám nữa lúc này chỉ cho ăn thóc là chính và các loại hạt khác như đã kể ở trên.

Với chim già hay đã thuần không xét tới chim bổi mới vào lồng. Việc chăm sóc như chim non sau khi đã thay một lứa lông.

Nói chung khi nuôi các bác phải chú ý đến việc vệ sinh chuồng trại cho chim, ngày nào cũng phải vệ sinh lồng cóng ăn & cóng nước nhất là cóng đựng nước. Lâu lâu cũng phải hạ thổ chim. Sáng đến sau khi vệ sinh song các bác cho chim ra sửa nắng sớm khỏang 45' là đủ. Thỉnh thoảng cũng nên cho chim tắm mưa tất nhiên là chỉ chốc lát thôi.

Lồng nuôi chỉ nên nuôi loại quả đào vừ đủ cho chim xoay người, bêmn trên phủ áo lồng chiếm khoảng 1/3 chiều dài lồng từ trên trở xuống.

Lưu ý với chim non đang nằm ổ chứa đi được, khi muốn bắt chim ra các bác cần nhẹ nhàng nhấc chim lên từ từ đợi chim tụ bỏ chân ra mới được bắt ra. không được nhấc chim ra khi chim chưa bỏ chân ra khỏi ổ, nếu làm như vậy chim dễ bị liệt.

Trên đây là một số kinh nghiệm của em về chim gáy. Có gì không phải mong các bác bỏ qua. Rất mong nhân được ý kiến đóng góp của các bác.